Phổ biến, tuyên truyền các văn bản, kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác PCCC và CNCH
Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-SLĐTBXH ngày 29/9/2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn phòng cháy, chữa cháy
lần thứ 28 (tháng 10/2023), ngày “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy” lần thứ
22 (ngày 04/10/2023) và tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La tuyên truyền, phổ biến các văn bản chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác PCCC và CNCH:
1. Các văn bản về công tác PCCC và CNCH
+ Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 - Xem tại đây
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13 - Xem tại đây
+ Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tac PCCC và các quy định khác về công tác PCCC - Xem tại đây
+ Nghị định số 83/NĐ-CP ngay 18/7/2017 của Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC - Xem tại đây
+ Nghị định
136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hanh
một số điều của Luật PCCC va Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
2
PCCC - Xem tại đây
+ Thông tư
149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020
Quy định một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của của luật phòng cháy và chữa cháy - Xem tại đây
+ Thông tư số
150/2020-BCA ngày 31/12/2020 Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa
cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành - Xem tại đây
+ Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
về viêc tăng cưởng công tác phòng cháy, chữa cháy - Xem tại đây
2. Kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác PCCC và CNCH
* Định nghĩa về sự cháy và chữa cháy
Trước khi tìm hiểu về những phương pháp phòng cháy, chữa cháy cơ bản, các bạn cần hiểu rõ về những khái niệm như sự cháy, chữa cháy.
Cháy cần được hội tụ đầy đủ những yếu tố bao gồm: Nhiên liệu, nhiệt độ, oxy. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố trên, đám cháy chắc chắn sẽ không hình thành. Từ khái niệm này, chúng ta có thể dựa vào để tìm ra các phương pháp chữa cháy thích hợp.
Theo Luật Phòng Cháy Chữa Cháy, đã định nghĩa về khái niệm chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, tổ chức thoát nạn, cứu người và tài sản, ngăn ngừa đám cháy lây lan, dập tắt đám cháy cũng như các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể định nghĩa dễ hiểu hơn về chữa cháy: là một hoạt động tập hợp các lực lượng và các vật liệu chữa cháy cùng người chỉ huy chữa cháy để vận hành và tổ chức các hoạt động cần thiết nhằm dập tắt đám cháy, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản.
* Các phương pháp chữa cháy cơ bản
Có 4 phương pháp chữa cháy cơ bản mà mọi người cần nắm vững để có thể kịp thời xử lý khi có đám cháy bất ngờ xảy ra.
+ Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh:
Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh là cách làm hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập những đám cháy chất rắn.
Trong thực tế, nước thường dùng để dập tắt nhiều chất cháy khác nhau. Tuy nhiên, nước lại có tác dụng mạnh với các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số chất khác. Chính vì vậy, đối với những đám cháy có các loại chất này, chúng ta nên chú ý sử dụng nước khi áp dụng vào các cách chữa cháy cơ bản.
+ Chữa cháy bằng ngăn cách oxy với chất cháy (cách ly):
Đây là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy, tách rời chất cháy ra khỏi đám cháy. Người ta sẽ dùng các thiết bị, chất chữa cháy đậy phủ lên bề mặt của chất cháy, sau đó loại bỏ oxy trong không khí với vật cháy và nhanh chóng di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy
Phương pháp này có ý nghĩa chống cháy lan và tạo ra sự ngăn cách giữa những khu vực đang cháy với những khu vực xung quanh chỗ bị cháy. Trong chữa cháy, người ta có thể sử dụng các phương pháp cách ly bằng lớp bột chữa cháy, bộ phận ngăn cháy bằng cách tạo khoảng cách.
Phương pháp này sẽ được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, bên cạnh đó người ta cũng sẽ phải kết hợp phun nước để loại trừ đám cháy quay trở lại.
+ Phương pháp kìm hãm phản ứng cháy:
Đây là phương pháp nhằm loại bỏ khả năng hoạt động của phản ứng cháy chuỗi bằng cách đưa các chất chữa cháy vào gốc lửa làm phản ứng cháy chậm lại hoặc ngăn không cho nó lây lan.
+ Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng:
Phương pháp này có tác dụng làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của đám cháy.
Phương pháp này thực chất được sử dụng là để tạo nên một màng ngăn hạn chế sự tiếp xúc của oxy với chất cháy bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy và các sản phẩm cháy (khói, khí không cháy).
3. Các biện pháp chữa cháy cơ bản
+ Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa
Biện pháp chữa cháy theo mặt lửa được áp dụng trong trong những trường hợp khi đám cháy có dấu hiệu cháy lan. Với những đám cháy này, người chỉ huy phải bố trí lực lượng và các phương tiện chữa cháy ở những phần mặt ngoài đám cháy đang diễn ra quá trình cháy lan. Bên cạnh đó, người ta sẽ tiến hành dập tắt từ phía ngoài diện tích đám cháy, rồi dần dần tiến tới dập tắt toàn bộ đám cháy.
+ Biện pháp chữa cháy theo chu vi
Phương pháp chữa cháy này được áp dụng khi có đủ nguồn lực dập tắt đám cháy trên toàn bộ diện tích của nó, hoặc trong trường hợp đám cháy đang phát triển theo nhiều hướng mà mức độ đe dọa của đám cháy tới các hướng đó là ngang nhau. Điều đó có nghĩa nếu không dập tắt kịp thời thì đám cháy sẽ phát triển và lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, chúng ta đòi hỏi phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể chữa cháy theo chu vi của nó.
+ Biện pháp chữa cháy theo thể tích
Biện pháp này được áp dụng khi dập tắt các đám cháy bằng khí trơ hoặc bằng bọt hòa không khí. Phương pháp này áp dụng đối với các đám cháy trong hầm cáp điện hoặc trong hầm kín, hầm ngầm có khối tích không quá lớn.
Trên đây là những kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản. Với bài viết này, bạn đọc đã biết được các cách chữa cháy cơ bản, từ đó có thể chủ động kịp thời xử lý khi có đám cháy, hỏa hoạn xảy ra.